Răng móm khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin khi cười. Niềng răng là giải pháp hàng đầu để giải quyết tình trạng răng hô, móm. Tuy nhiên, niềng răng móm bao nhiêu tiền là câu hỏi của nhiều người vì họ lo sợ không đủ khả năng chi trả. Bài viết dưới đây Nha Khoa Platinum sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giá niềng răng tại các cơ sở nha khoa.
Nội dung bài viết
- 1 Răng móm là gì?
- 2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng móm
- 3 Niềng răng móm có hiệu quả ra sao?
- 4 Dấu hiệu nhận biết răng móm
- 5 Ảnh hưởng của răng móm tới người bệnh
- 6 Niềng răng móm bao nhiêu tiền?
- 7 Niềng răng móm thời gian bao lâu?
- 8 Quy trình niềng răng móm
- 9 Nha khoa Platinum – Địa chỉ niềng răng uy tín Quận 1
Răng móm là gì?
Răng móm là hiện tượng thường gặp ở tất cả mọi người dù già hay trẻ. Trong lĩnh vực nha khoa, cắn ngược là một dạng sai khớp cắn, gây mất cân đối giữa hai hàm. Nếu răng khểnh có hàm trên chìa ra ngoài thì móm lại có đặc điểm là hàm trên thụt vào trong hay còn gọi là khớp cắn ngược.
Xem thêm: Niềng răng hô nhẹ có nên hay không?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng móm
Hiện tượng móm ở răng có thể do di truyền. Tình trạng này còn có thể do thói quen vệ sinh răng miệng và ăn uống hàng ngày. Cụ thể là:
- Do di truyền: Thế hệ trước như cha mẹ bị sâu răng thì con cháu cũng có nguy cơ bị móm rất cao.
- Do thiếu răng: Răng cửa bên trên mọc chậm hoặc không mọc sẽ làm giảm chiều dài cung răng. Từ đó, khiến cung hàm bên dưới trượt ra ngoài, gây ra tình trạng cắn ngược.
- Do răng hư hỏng sớm: Mất răng hàm chính hàm dưới cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng móm. Do hàm dưới trượt về phía trước để thực hiện chức năng ăn nhai.
- Do thay đổi nội tiết tố: Chức năng của tuyến yên bị rối loạn trong quá trình phát triển của trẻ. Chúng có thể gây ra những sai lệch trong quá trình phát triển của răng và xương.
- Do lưỡi hoạt động quá mức, hàm dưới bị đẩy về phía trước, cơ môi và lưỡi mất cân bằng.
- Sự lỏng lẻo của dây chằng thái dương hàm cũng có thể khiến hàm dưới bị đẩy ra ngoài. Điều này khiến tình trạng cắn ngược trở nên nghiêm trọng hơn.
Răng móm có thể làm giảm hiệu quả ăn nhai của con người trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, cơ mặt mất cân đối do răng hô, móm khiến nhiều người cảm thấy tự ti giao tiếp. Do đó, niềng răng vẫn được coi là phương pháp phổ biến nhất, mang lại hiệu quả vượt trội nhất.
Niềng răng móm có hiệu quả ra sao?
Có rất nhiều phương pháp niềng răng được áp dụng hiện nay để khắc phục tình trạng răng móm. Phương pháp truyền thống và phổ biến nhất là niềng răng bằng mắc cài. Ngoài ra, niềng răng không mắc cài (sử dụng các khay niềng trong suốt, dẻo) cũng nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người.
- Hiệu quả thẩm mỹ cho hàm răng nhờ sự điều chỉnh khớp cắn. Mang lại sự cân đối cho cơ hàm và tổng thể khuôn mặt.
- Cải thiện khả năng ăn nhai thức ăn do răng sau khi niềng không còn tình trạng lệch lạc.
- Bảo vệ răng thật tối đa chống nhiễm trùng hay bệnh lý do cắn ngược.
- Giúp mọi người dễ dàng chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày để bảo vệ sức khỏe của răng miệng.
Dấu hiệu nhận biết răng móm
Tình trạng bị răng móm có biểu hiện khá dễ nhận biết và dễ dàng nhìn thấy. Đó là hàm dưới đưa bị đưa ra trước khiến cho môi ở phía dưới và cằm bị nhô ra. Nếu nhìn mặt ở nét nghiêng thì sẽ thấy bị lõm gây mất hài hòa cho khuôn mặt. Khi ngậm miệng, răng của hàm dưới sẽ bao phủ bên ngoài hàm trên. Hiện nay, răng móm được chia thành nhiều dạng khác nhau như:
- Móm do sự phát triển không bình thường của răng.
- Món do sự phát triển quá mức của xương hàm.
- Móm do xương hàm không chịu phát triển.
- Móm do xương hàm dưới phát triển mạnh mà hàm trên lại phát triển kém.
Ảnh hưởng của răng móm tới người bệnh
Ảnh hưởng tới cấu trúc khuôn mặt
Răng móm có tác động trực tiếp đến cấu trúc và thẩm mỹ của khuôn mặt. Những người bị răng móm thường có hình dạng khuôn mặt giống lưỡi cày (đặc biệt dễ nhận thấy khi nhìn từ góc độ khác). Điều này gây ra sự thiếu hài hòa và cân đối, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ tổng thể.
Ảnh hưởng tới khả năng nhai thức ăn
Bị khớp cắn ngược sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Khi nhai thức ăn trên một hàm răng không đúng vị trí, sẽ gây mệt mỏi và thức ăn không được nhai mịn. Điều này đòi hỏi hệ tiêu hóa và dạ dày phải làm việc hơn, gây giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Do đó, không sai khi nói rằng răng móm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và là một nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa.
Ảnh hương tới khả năng phát âm
Ngoài ra, răng móm còn gây ảnh hưởng đến việc phát âm và giao tiếp. Khi có răng móm, khó khăn trong việc phát âm các âm thanh rõ ràng, tròn và chính xác. Việc phát âm trở nên không chuẩn, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp hiệu quả.
Các bệnh lý về răng miệng
Khớp cắn không chuẩn gây ra tình trạng quá tải cho cơ hàm, dẫn đến co thắt cơ và rối loạn khớp thái dương hàm. Điều này gây ra cảm giác đau ở khớp và khu vực xung quanh khớp thái dương hàm. Do đó niềng răng móm không chỉ mang lại hiệu quả thẩm mỹ mà còn giúp loại bỏ những nguy cơ gây bệnh liên quan đến khớp thái dương hàm và các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác.
Niềng răng móm bao nhiêu tiền?
Niềng răng móm bao nhiêu tiền? Không có một mức giá cố định và giống nhau cho tất cả các cơ sở nha khoa hiện nay. Bởi chi phí niềng răng móm do rất nhiều yếu tố quyết định. Về cơ bản, các phương pháp niềng răng khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau, cụ thể:
- Niềng răng mắc cài kim loại mang lại hiệu quả tối ưu, giá thành phù hợp dao động từ 15 – 45 triệu đồng.
- Niềng răng mắc cài sứ cũng mang lại hiệu quả vượt trội như mắc cài kim loại. Nhưng có mức giá cao hơn do đảm bảo tính thẩm mỹ, dao động từ 30 – 60 triệu đồng.
- Niềng răng mắc cài tự buộc phù hợp với những người bận rộn bởi tính linh hoạt. Dao động từ 45 – 80 triệu đồng.
- Niềng răng móm với các khay niềng trong suốt, ôm sát mặt răng và có ưu điểm vượt trội duy trì tính thẩm mỹ cho răng. Do đó, chi phí khá cao, dao động từ 40 – 150 triệu đồng.
Xem thêm: Niềng răng mắc cài sứ | Phương pháp thay đổi cuộc sống của bạn
Niềng răng móm thời gian bao lâu?
Thời gian niềng răng móm thường kéo dài từ 12 đến 36 tháng, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, việc tuân thủ chính xác các hướng dẫn và lưu ý của bác sĩ trong quá trình niềng răng có thể giúp rút ngắn thời gian đeo niềng.
Ngoài ra, thời gian niềng răng móm cũng phụ thuộc vào mức độ móm của tình trạng răng. Trường hợp móm nặng thường yêu cầu thời gian đeo niềng lâu hơn so với móm nhẹ. Có những trường hợp đặc biệt khiến người đeo niềng phải kéo dài quá trình điều trị lên đến 3 năm hoặc hơn để khắc phục hoàn toàn vấn đề răng móm.
Quy trình niềng răng móm
Quá trình niềng răng chỉnh nha trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Với thời gian được xác định dựa trên phương pháp niềng răng và đặc điểm xương hàm của mỗi người.
- Giai đoạn thăm khám: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quan và chi tiết tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Bằng các biện pháp chuyên môn để có thể đánh giá chính xác mức độ cắn ngược. Dựa vào tình trạng răng của bạn, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp và thời gian niềng răng. Tùy vào mức độ nặng, nhẹ của tình trạng cắn ngược mà thời gian niềng răng ở mỗi người có thể khác nhau.
- Giai đoạn kéo hàm dưới: Với mục đích điều chỉnh cung hàm dưới lùi ra sau so với cung hàm trên. Ở giai đoạn này không cần thiết phải gắn khí cụ chỉnh nha trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ điều chỉnh vị trí của từng răng. Sau đó lắp thêm lò xo để điều chỉnh hàm.
- Giai đoạn gắn mắc cài: Được thực hiện sau khi đã kéo hàm dưới để căn chỉnh sự tương xứng của 2 hàm. Khí cụ có thể là khay kim loại, nẹp lực hoặc khay trong suốt tùy thuộc vào phương pháp. Bạn sẽ phải chờ khoảng 12-36 tháng để có thể tháo niềng khi răng đã cải thiện hiệu quả tình trạng cắn ngược.
- Giai đoạn đeo hàm duy trì: Nhằm mục đích giúp ổn định của cung hàm. Đồng thời, chúng còn giúp theo dõi thường xuyên răng. Từ đó có thể kiểm soát tốt khi gặp phải một số vấn đề sau niềng răng.
Các bạn cần lưu ý rằng, niềng răng phải được thực hiện tại những cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng. Bởi nơi đó sẽ có các bác sĩ tay nghề tốt, chuyên môn cao. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại. Những điều này sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao. Đồng thời, đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của bản thân khi thực hiện phương pháp niềng răng.
Nha khoa Platinum – Địa chỉ niềng răng uy tín Quận 1
Tại nha khoa Platinum sử dụng trang thiết bị hiện đại và tiên tiến nhất, cam kết đem lại hiệu quả điều trị tối ưu.
Đội ngũ Bác sĩ và nhân viên y tế tại chúng tôi không ngừng cập nhật để nâng cao kiến thức chuyên môn. Cộng với kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề, chúng tôi cam kết đem đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho răng miệng và thẩm mỹ răng miệng hiệu quả, an toàn nhất và tốt nhất.
Xem thêm: Top 13 địa chỉ niềng răng thẩm mỹ uy tín và an toàn nhất tại TPHCM
Nha khoa Platinum có trụ sở tại quận 1, ngay trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có nơi để xe miễn phí tiện lợi ở ngay trước phòng khám. Quý khách ở xa hoặc những khách hàng ở nước ngoài hoàn toàn yên tâm về địa chỉ lưu trú cao cấp miễn phí trong suốt thời gian điều trị.
Hãy liên hệ ngay với Platinum Dental Group để được tư vấn miễn phí và có phương pháp điều trị nhanh nhất.
Địa chỉ: 127 Nguyễn Cư Trinh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh | Hotline: 096 779 7799
Quý khách có thể tham khảo Niềng răng ở đâu tốt nhất TPHCM để lựa chọn đơn vị uy tín, chất lượng để có thể đưa ra các lựa chọn chính xác nhé.
Nhìn chung, chi phí niềng răng móm rất khác nhau. Bởi vì, chúng tôi có sự khác biệt về phương pháp niềng răng, tình trạng, chất lượng dịch vụ nha khoa,… Mong rằng, những thông tin hữu ích trên đã giúp các bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi niềng răng móm bao nhiêu tiền. Nếu các bạn đang gặp phải tình trạng răng móm và muốn cải thiện chúng. Hãy liên hệ ngay đến Nha Khoa Platinum để được đội ngũ bác sĩ tư vấn và hỗ trợ nhé!