Viêm chân răng là tình trạng phổ biến gặp ở răng lợi mà nhiều người mắc phải. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại gây đau đớn, khó chịu cho những người bị. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về viêm chân răng là gì và khi gặp phải tình trạng này nên làm gì thì đừng bỏ qua những thông tin Platinum Dental chia sẻ dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Viêm chân răng là gì?
Cấu tạo của răng bao gồm men răng (lớp ngoài cùng), ngà răng (lớp giữa) và tủy răng (trong cùng gồm các mô mềm, mô liên kết, mạch máu và dây thần kinh). Tại chân răng có một lỗ ở đỉnh, gọi là cuống răng, nơi các dây thần kinh và mạch máu đi vào bên trong răng.
Chân răng nằm trong một hốc xương gọi là xương ổ răng, được bao bọc bởi nướu (lợi). Bệnh viêm chân răng là bệnh răng miệng xảy ra ở mô bao quanh cấu trúc răng (nướu/lợi), chân răng hoặc xung quanh chân răng. Viêm chân răng có biểu hiện khá giống viêm lợi và có thể dẫn đến nhiều biến chứng liên quan đến răng miệng và toàn thân.
Những nguyên nhân gây ra viêm chân răng
Có một vài nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm chân răng, cụ thể:
- Do vệ sinh răng miệng không đúng cách, khi thức ăn thừa không được làm sạch khỏi khoang miệng, lâu dần tích tụ thành mảng bám khiến vi khuẩn tích tụ và gây viêm nhiễm.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Việc sử dụng nhiều đồ ăn cứng, dai hoặc nóng dễ dẫn đến tình trạng nướu bị tổn thương, gây mất liên kết với thân răng. Điều này sẽ tạo ra khoảng trống giữa nướu và răng, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và ảnh hưởng đến chân răng.
- Một số bệnh lý răng miệng khác như viêm nha chu, sâu răng, chảy máu nướu, viêm tủy,… cũng là nguyên nhân gây nên viêm chân răng. Vi khuẩn trong khoang miệng ở những bệnh nhân này có mật độ rất cao nên dễ dàng tấn công vào các mô xung quanh chân răng, phá hủy các mô tại đây dẫn đến viêm nhiễm.
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị các bệnh về huyết áp, tim mạch, tiểu đường,… cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của răng miệng.
- Răng khôn mọc lệch.
Dấu hiệu để người bệnh nhận biết bị viêm chân răng
Bệnh viêm chân răng tiến triển theo từng giai đoạn. Ban đầu, biểu hiện của bệnh là nướu sưng đỏ, chuyển sang màu đỏ sẫm, gây đau nhức nhẹ. Khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng, vùng nướu cũng rất dễ bị chảy máu, thậm chí là tự chảy máu mà không cần bất cứ tác động nào. Bên cạnh đó, hơi thở của bệnh nhân cũng sẽ trở nên có mùi hôi.
Khi nướu bị viêm lâu ngày, vi khuẩn sẽ bắt đầu xâm nhập dần xuống bên dưới, ảnh hưởng sâu vào nướu. Khi nướu bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng tụt dần, nướu và răng tách rời nhau, làm lộ chân răng. Một triệu chứng phổ biến khác của viêm chân răng là đau. Dấu hiệu này cho thấy vi khuẩn đang bắt đầu tấn công tủy răng. Lúc này việc điều trị đã khá muộn và có thể dẫn đến hỏng răng.
Viêm chân răng có nguy hiểm không?
Viêm lợi có nguy hiểm không? Những triệu chứng đầu tiên của bệnh rất dễ bị bỏ qua vì không quá nghiêm trọng. Thông thường, khi bệnh đã tiến triển nặng cần điều trị gấp, tuy nhiên có thể xảy ra một số biến chứng. Các biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh là:
– Biến chứng tại chỗ:
- Ổ viêm phát triển và lan rộng nhanh chóng khiến phần nướu bị lỏng lẻo, không còn kết nối với chân răng. Răng lúc này rất lung lay và yếu dẫn đến nguy cơ mất răng.
- Vi khuẩn xâm nhập sâu vào tủy răng qua lỗ răng dẫn đến tủy răng bị nhiễm trùng, lan rộng và hủy hoại.
- Tủy bị viêm nhiễm tạo thành ổ áp xe chứa đầy mủ gây cảm giác khó chịu và đau nhức.
– Biến chứng toàn thân
- Vi khuẩn cư trú ở chân răng có thể xâm nhập vào tủy răng và đi vào mạch máu tấn công tim gây ra các bệnh tim mạch. Vi khuẩn này cũng ảnh hưởng đến gan, khiến gan sản sinh ra các chất có hại cho hệ tuần hoàn. Những nguy cơ này gián tiếp gây suy tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não.
Phương pháp giúp điều trị viêm chân răng hiệu quả
Để điều trị dứt điểm tình trạng viêm chân răng, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ có chuyên môn. Tùy từng giai đoạn bệnh mà điều chỉnh phương pháp điều trị cho phù hợp:
Điều trị ở giai đoạn nhẹ
Khi bệnh còn nhẹ, việc điều trị lúc này sẽ là làm sạch để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, bao gồm làm sạch bằng dụng cụ chuyên dụng, lấy cao răng,… Bệnh nhân tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà và định kỳ tại nha khoa.
Điều trị ở giai đoạn nặng
Ở giai đoạn này, vi khuẩn đã hình thành các ổ viêm lớn, chúng phá hủy chân răng và có nguy cơ lây lan sang các răng bên cạnh. Răng bị viêm lúc này cần được nhổ càng sớm càng tốt và phục hình bằng cách trồng lại răng để đảm bảo cấu trúc răng và khả năng ăn nhai cho bệnh nhân.
Đối với bệnh nhân bị viêm chân răng có mủ, phương án điều trị lúc này sẽ phức tạp hơn. Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng và khoang miệng, sau đó rạch một đường trên nướu, nạo túi mủ để làm sạch chân răng.
Nếu viêm chân răng gây tụt nướu nhiều, bạn sẽ phải ghép vạt nướu để nướu phục hồi và ôm lấy chân răng. Người bệnh sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh và các loại thuốc hỗ trợ khác để quá trình này diễn ra nhanh hơn, tránh nhiễm trùng.
Điều trị kết hợp
Khi nhận thấy phần mô cứng của răng đã bị tổn thương nặng, viêm tủy đến tận chân răng khiến răng không thể duy trì hoặc ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sau đó điều trị cho hết viêm,
Lưu ý khi điều trị viêm chân răng
Trong trường hợp bị viêm chân răng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Không nên tự ý dùng thuốc tại nhà mà nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị.
- Sử dụng thuốc đều đặn và đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc thay đổi liều lượng khi chưa được sự đồng ý.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, không lạm dụng quá nhiều chất kích thích.
- Nếu điều trị bằng thuốc trong một thời gian không hiệu quả, bệnh nhân nên đến nha khoa để điều trị dứt điểm.
Bệnh viêm chân răng sẽ không quá nguy hiểm nếu bạn điều trị sớm và kịp thời. Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng răng miệng này. Vậy nên, các bạn chăm sóc răng miệng thật sạch sẽ mỗi ngày. Đồng thời, nếu các bạn đang gặp tình trạng viêm chân răng thì hãy liên hệ ngay Platinum Dental để được bác sĩ tư vấn và điều trị nhé!
Tham khảo:
[Top 17] phòng khám nha khoa uy tín tại TPHCM uy tín – an toàn
Bọc Răng Sứ Thẩm Mỹ Có Đau Không ? Ưu Điểm, Tuổi Thọ, Chi phí
Niềng Răng Ở Đâu Tốt Nhất TPHCM? Top 15 Địa Chỉ Uy Tín Và An toàn