Men Răng Là Gì? 5 Cách Khắc Phục Tình Trạng Men Răng Yếu Hiệu Quả

Men răng là một trong những yếu tố quan trọng định đoạt sức khỏe của răng. Dù chỉ là lớp bảo vệ bên ngoài, nhưng khi men răng yếu, rất nhiều hạn chế sẽ xảy ra cho răng, không chỉ dễ bị tác động bởi các yếu tố gây hại mà còn khiến răng trở nên nhạy cảm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ về men răng và không biết cách phòng ngừa và điều trị khi men răng yếu. Để hiểu thêm về vấn đề này, hãy cùng Platinum Dental đọc bài viết này nhé.

Men răng là gì?

Nói đến men răng, nhiều người sẽ khó hình dung được nó nằm ở đâu trên răng. Thực chất men răng là một lớp men dày có màu trắng, tính chất đặc bao phủ xung quanh phần thân răng, tập trung và dày hơn ở phần trên mặt nhai, mỏng dần xuống gốc chân răng.

Men răng là một lớp trắng dày đặc ngoài cùng bao bọc quanh thân răng giúp bảo vệ răng khỏi những tác nhân làm hư hại.
Men răng là một lớp trắng dày đặc ngoài cùng bao bọc quanh thân răng giúp bảo vệ răng khỏi những tác nhân làm hư hại.

Lớp men răng trắng này bao bọc lại phần bên dưới là phần ngà răng có màu vàng và đặc ít hơn. Phần ngà răng này chính là bộ phận chính giúp hình thành nên toàn bộ cấu trúc răng, chứa bên trong là phần tủy răng hoặc hệ thống dây thần kinh răng dày đặc.

Khoáng chất hydroxyapatite là một trong nhiều loại khoáng chất chính giúp hình thân nên lớp men răng đặc biệt này. Nhiệm vụ chính của các loại khoáng chất có trong men răng là giúp tránh khỏi những tình trạng răng bị ê buốt, nhiễm khuẩn và tăng sức chịu đựng khi thực hiện ăn uống mỗi ngày. Thế nên nếu tình trạng men răng bị mất là rất nguy hiểm, là cơ hội để những tác động tiêu cực tàn phá phần lỗi răng bên trong và triển biến càng xấu hơn.

Có thể bạn quan tâm: Lấy Tủy Bọc Răng Sứ Giá Bao Nhiêu? Bảng Giá Mới Nhất 2024

Men răng có chức năng gì?

Men răng là một chất rất quan trọng trong việc bảo vệ răng tránh khỏi những tác nhân mà chủ yếu gây ảnh hưởng xấu như ăn mòn răng, sâu răng, tác động làm hư răng trong quá trình sử dụng hằng ngày.

Men răng chắc khỏe sẽ tránh được những hư hỏng do tác động mạnh từ việt ăn uống. Trong quá trình ăn và nhai, các răng thường tiếp xúc với nhau bởi một lực tác động nhất định và nếu không có men răng bảo vệ thì chính những tác động này sẽ làm cho những chiếc răng hư hỏng rất nhanh.

Nguyên nhân gây ra tình trạng men răng yếu?

Men răng yếu do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả những nguyên nhân từ bên ngoài và bên trong cơ thể:

Do yếu tố bên ngoài

  • Không chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và mảng bám tích tụ, gây hại và làm suy yếu men răng theo thời gian.
  • Sử dụng bàn chải không phù hợp, có lông quá cứng hoặc đánh răng sai cách, áp lực quá mạnh có thể gây mòn men và cổ răng.
  • Thói quen nghiến răng hay nhai không đúng cách cũng là nguyên nhân gây sứt mẻ và làm suy yếu men răng.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa axit, đường và carbohydrate không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn có tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.

Do yếu tố bên ngoài

  • Luồng nước bọt hoạt động không hiệu quả dẫn đến việc tiết ra ít nước bọt, gây khô miệng và bã thức ăn tiết ra acid, gây tổn hại cho men răng.
  • Các bệnh lý liên quan đến răng miệng như viêm nha chu, sâu răng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và làm suy yếu men răng dần dần.
  • Ngoài ra, mắc các bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, thiếu canxi, thiếu dinh dưỡng hay suy dinh dưỡng cũng là những nguyên nhân gây ra sự suy yếu của men răng.
Tình trạng người bệnh trào ngược dạ dày, các chất axit bị đẩy lên trên khoang miệng, tích tụ và làm mòn đi men răng.
Tình trạng người bệnh trào ngược dạ dày, các chất axit bị đẩy lên trên khoang miệng, tích tụ và làm mòn đi men răng.

Dấu hiệu nhận biết men răng yếu

Để nhận biết răng yếu và tìm cách khắc phục, có thể quan sát một số dấu hiệu sau đây.

Trên răng có đốm trắng đục

Các mảng bám tích tụ trên răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và biến đổi thành acid. Điều này dẫn đến sự đảo ngược của men trong răng, gây ra các vết trắng trên bề mặt răng. Nếu thấy những vết trắng đục này, cần đến nha khoa để điều trị ngay vì nếu không, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công và làm cho các vết trắng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong thời gian dài, điều này có thể gây ra các bệnh lý như sâu răng, ảnh hưởng đến nướu hoặc gây viêm mô khác.

Những chiếc răng bị mất hoặc men răng bị ăn mòn thường có màu trắng hơn hoặc trong hơn những chiếc răng khác.

Răng ê buốt

Men răng yếu khiến cho răng trở nên cực kỳ nhạy cảm, gây ra các cơn đau ê buốt và nhức nhối tùy theo mức độ. Tình trạng này có thể do các bệnh lý về răng miệng hoặc do chế độ vệ sinh răng không đúng cách, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Có những trường hợp men răng bị tổn thương do va đập hoặc tai nạn xảy ra. Khi đó, ngà răng sẽ lộ ra ngoài, gây ra kích ứng khi ăn uống và dẫn đến cảm giác đau nhức và ê buốt khó chịu.

Răng bị bong ra khi ăn đồ ăn cứng

Khi ăn, việc nhai các loại thực phẩm cứng có thể làm mòn và làm cho men răng trở nên mỏng đi. Khi đó, lớp men bảo vệ bên ngoài sẽ bị bong ra, là dấu hiệu cho thấy răng đang bị tổn thương và yếu đi. Ngay cả những tác động nhẹ cũng có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho răng.

Xem thêm: Top 13 Kem Đánh Răng Trắng Răng Hiệu Quả Được Nhiều Người Tin Dùng

Top 5 Cách khắc phục men răng yếu

Để ngăn chặn sự suy yếu của men răng, bảo vệ cho răng luôn khỏe mạnh, hãy thử áp dụng một số phương pháp sau để khắc phục tình trạng men răng yếu nhé.

Tránh thực phẩm gây khử khoáng men răng

Carbohydrate lên men răng thường được tìm thấy trong nhiều loại kẹo, bánh quy, đồ uống ngọt, bánh mì, bánh quy giòn, chuối và các loại ngũ cốc ăn sáng. Khi tiếp xúc với vi khuẩn trong miệng, chúng sẽ biến thành acid gây hại cho răng. Quá trình này được gọi là khử khoáng, do những acid này làm hỏng cấu trúc men răng.

Mảng bám là một trong những tác nhân chính gây ăn mòn men răng với nhiều axit có trong đây.
Mảng bám là một trong những tác nhân chính gây ăn mòn men răng với nhiều axit có trong đây.

Nếu thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm có đường, bánh kẹo, đồ uống ngọt, thì theo thời gian sẽ làm giảm men răng của bạn. Việc này càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn không đánh răng đúng cách. Vì đường và acid từ những thực phẩm này sẽ dính vào răng sau khi ăn, nếu không được làm sạch.

Bổ sung sản phẩm bù khoáng

Cách đơn giản nhất để khắc phục và ngăn ngừa tình trạng men răng yếu, đồng thời giúp cho răng chắc khỏe và được bảo vệ toàn diện. Vì vậy, nên sử dụng các sản phẩm có chứa flour, hoặc có thể hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về các sản phẩm này như kem đánh răng, nước súc miệng, nước uống hoặc áp dụng các phương pháp điều trị bổ sung flour và tái khoáng răng.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Việc ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Để ngăn ngừa tình trạng men răng yếu và mòn, chúng ta cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Các loại thực phẩm như rau xanh, hoa quả tươi, hạt, thực phẩm giàu protein và các sản phẩm từ sữa ít béo có thể giúp tái tạo khoáng chất cho răng. Đặc biệt, phô mai và cần tây là hai loại thực phẩm có thể ngăn chặn quá trình khử khoáng trên răng, đồng thời kích thích tiết nước bọt và duy trì độ pH lý tưởng cho khoang miệng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp hiệu quả để loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.

  • Hãy đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm.
  • Khi đánh răng, hãy đặt bàn chải nghiêng ở góc 45 độ, chải từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Di chuyển bàn chải với khoảng cách ngắn và quyết đoán.
  • Đánh răng trong vòng 2 phút mỗi lần để làm sạch toàn bộ khoang miệng.
  • Ngoài việc chăm sóc răng, hãy vệ sinh toàn bộ khoang miệng, bao gồm cả lưỡi, để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Kiểm tra và làm sạch răng định kỳ

Bên cạnh những cách phục hồi men răng yếu tại nhà đã được đề cập, việc đến các trung tâm nha khoa uy tín như Platinum Dental để kiểm tra và làm sạch các mảng bám trên răng thường xuyên là rất quan trọng. Nên thực hiện điều này định kỳ ít nhất 6 tháng một lần.

Hiện nay, với sự tiến bộ của ngành nha khoa, có nhiều phương pháp khác nhau để phục hồi men răng. Bác sĩ sẽ thăm khám và xác định nguyên nhân, sau đó đưa ra phương án điều trị phù hợp dựa trên tình trạng men răng bị mất của bệnh nhân, như trám răng, bọc răng sứ, răng mất lớp bảo vệ ngoài, chụp mão cầu cho răng sâu,…

Bài viết này là những lời giải đáp từ Platinum Dental về men răng là gì, cách bảo vệ và phục hồi men răng yếu một cách hiệu quả. Hy vọng thông qua đó, bạn sẽ có thể giữ được hàm răng chắc khỏe và nụ cười tươi sáng của mình.

Tham khảo:

Vôi Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa

Sưng Nướu Răng Khôn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Mòn Cổ Chân Răng Là Gì? Các Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Như Thế Nào?

Đánh giá