Nướu Răng Bị Đỏ, Sưng Đau Và Chảy Máu Cảnh Báo Điều Gì ?

Sức khỏe răng miệng là một vấn đề vô cùng quan trọng bởi vị trí này có nhiều bộ phận kết nối với dây thần kinh trung ương. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà có thể dẫn đến tình trạng nướu răng bị đỏ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến một số thông tin về vấn đề này để bạn đọc cùng tham khảo và cân nhắc các cách xử lý phù hợp để cải thiện tình trạng nêu trên.

Nguyên nhân nào khiến nướu răng bị đỏ, sưng và đau?

Nướu răng bị đỏ có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan khiến người bệnh có cảm giác sưng đau. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân nào khiến nướu răng bị đỏ, sưng và đau?
Nướu răng bị đỏ là tình trạng răng miệng bị viêm thường gặp hiện nay và có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác nhau.
  • Đánh răng không đúng cách: đây được coi là nguyên nhân chính có thể gây ra vấn đề nướu bị đỏ. Mô nướu rất nhạy cảm nên việc cân nhắc sử dụng bàn chải đánh răng lông cứng sẽ có thể làm hỏng men răng, khiến nướu sưng đau, bị đỏ, thậm chí là chảy máu.
  • Dùng chỉ nha khoa không đúng cách: chỉ nha khoa cũng là dụng cụ làm sạch răng nướu được nhiều người sử dụng hiện nay, nhưng nếu dùng không đúng cách thì hoàn toàn có thể gây ra tình trạng đỏ nướu do thao tác giật mạnh sợi chỉ vào kẽ răng để làm sạch.
  • Bệnh viêm nướu: một nguyên nhân khác có thể dẫn đến nướu bị đỏ là bệnh viêm nướu. Chúng thường là do những mảng bám từ thức ăn thừa không được vệ sinh sạch sẽ gây nên. Nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng viêm nha chu, gây mất răng.
  • Nhiệt miệng: tình trạng lở loét miệng trong niêm mạc nên gây ra vấn đề sưng đau nướu của bệnh nhân. Vết loét miệng ở nướu răng gây đau rát và khó chịu thậm chí có thể nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Thay đổi hormone ở nữ giới: những giai đoạn như tuổi dậy thì, chuẩn bị đến kỳ hay giai đoạn tiền mãn kinh đều là những thời điểm có thể làm nướu răng bị đỏ.

Các dấu hiệu nhận biết đang bị viêm nướu răng

Các dấu hiệu nhận biết đang bị viêm nướu răng
Các dấu hiệu nhận biết bạn đang bị viêm nướu răng

Nếu như cơ thể bạn đang gặp dấu hiệu dưới đây thì có thể đang bị viêm nướu răng. Cụ thể là:

  • Nướu có màu đỏ hoặc hơi đỏ, thường sẽ là tình trạng viêm nướu mãn tính
  • Nướu răng chảy máu khi có tác động lực, chẳng hạn như lúc dùng bàn chải hoặc chỉ nha khoa
  • Xuất hiện mủ nơi chân răng, có thể bị cộm khiến người bệnh cảm nhận được
  • Có hiện tượng viêm (phù) hoặc sưng nướu kéo dài
  • Hơi thở có mùi khó chịu xuất phát từ chân răng
  • Tụt nướu chân răng, có thể bị đau hoặc không đau tùy trường hợp

Cách giúp ngăn ngừa tình trạng nướu răng bị đỏ, sưng đau chảy máu

Vấn đề nướu răng bị đỏ sẽ gây ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng. Để hạn chế những vấn đề này, người bệnh có thể cân nhắc những biện pháp dưới đây:

Cần đánh răng 2 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh răng miệng để đánh bật các vi khuẩn còn tồn tại trong kẽ răng
Cần đánh răng 2 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh răng miệng để đánh bật các vi khuẩn còn tồn tại trong kẽ răng
  • Thực hiện đánh răng mỗi ngày: cần đánh răng 2 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh răng miệng để đánh bật các vi khuẩn còn tồn tại trong kẽ răng. Lưu ý khi đánh răng cần di chuyển bàn chải đúng cách, nhẹ nhàng với một lực vừa phải để tránh làm tổn thương nướu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng, hạn chế nhiệt miệng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: đảm bảo ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vitamin các loại trong bữa ăn hàng ngày vì thiếu chất cũng có thể khiến nướu bị đỏ. Đồng thời cũng nên uống nhiều nước và không sử dụng các loại thức ăn quá lạnh hoặc quá cay nóng.
  • Luyện tập thể dục thể thao, xả stress: giảm áp lực, căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày cũng khiến hormone cơ thể ổn định. Không những thế, vấn đề hormone gia tăng có thể gây ra các phản ứng viêm nhiễm ở các cơ quan khác của cơ thể.

Nướu răng bị đỏ là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe không thể bỏ qua, vì thế bạn cần hết sức cẩn thận với tình trạng này. Lời khuyên cho vấn đề này là nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế vấn đề này. Nếu như không thấy suy giảm, tốt nhất bạn nên tìm hiểu và đến trung tâm nha khoa gần nhất để được hỗ trợ. 

Đánh giá