Nhổ răng khôn bị sưng má phải làm sao?

Nhổ răng khôn bị sưng má là tình trạng thường gặp sau nhổ răng. Vậy nguyên nhân do đâu? Biểu hiện và cách giảm đau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với chúng tôi qua bài viết chia sẻ dưới đây.

Nhổ răng khôn bị sưng má phải làm sao?
Nhổ răng khôn bị sưng má phải làm sao?

Nguyên nhân nhổ răng khôn bị sưng má

Sau khi nhổ răng khôn, vùng nướu bị tổn thương do quá trình bóc tách để loại bỏ chân răng. Việc này khiến cho hệ thống dây thần kinh bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng sưng má gây ra cảm giác đau khó chịu.

Tuy nhiên, hiện tượng sưng má sau nhổ răng khôn là hết sức bình thường. Bạn không cần quá lo lắng và chỉ sau vài ngày biểu hiện sưng đau ở vùng má sẽ được loại bỏ.

Biểu hiện của tình trạng nhổ răng khôn bị sưng má

Nhổ răng khôn bị sưng vùng má thường kèm theo các biểu hiện khác cụ thể như sau:

  • Vùng má bên nhổ răng khôn có hiện tượng sưng tấy;
  • Cảm giác đau nhức khó chịu kéo dài khi mở miệng và chức năng ăn nhai gặp khó khăn;
  • Có thể xuất hiện tình trạng sốt cao kéo dài;
  • Tình trạng viêm sưng nặng có thể làm nổi hạch ở vùng cổ bên nhổ răng.
Má bên nhổ răng khôn bị sưng, đau nhức gây khó chịu
Má bên nhổ răng khôn bị sưng, đau nhức gây khó chịu

Nhổ răng khôn bị sưng má có nguy hiểm không?

Nếu quy trình nhổ răng khôn đúng cách, đảm bảo vô trùng và được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề thì hiện tượng sưng má là không đáng ngại. Tình trạng này thông thường chỉ kéo dài từ 2 đến 4 ngày tùy cơ địa mỗi người. Sau đó, sưng má, đau nhức sẽ thuyên giảm từ từ và không gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm sưng kéo dài hơn 4 ngày mà không cải thiện. Ngược lại mỗi ngày một nặng hơn thì đây được xem là dấu hiệu bất thường. Lúc này, ổ răng khôn mới nhổ của bạn có thể đã bị nhiễm trùng. Vì vậy, nên nhanh chóng đến trung tâm gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng hơn. 

Cách vệ sinh răng miệng sau nhổ răng khôn để tránh bị sưng má

Sau khi nhổ răng giữ băng gạc và thay băng để đảm bảo vệ sinh cũng như giúp cầm màu. Tình trạng rỉ máu có thể kéo dài 1-2 ngày đầu tiên. Bạn nên chú ý thay gạc nếu thấy cần thiết.

Để tránh bị sưng má gây đau nhức, sau khi nhổ răng khôn không được khạc nhổ và súc miệng bằng nước muối sinh lý sau 10-12 giờ nhổ răng. 

Sau 1-2 có thể đánh răng để vệ sinh răng miệng nhưng không chải vào vết ổ răng mới nhổ. Thực hiện các thao tác một cách nhẹ nhàng, tránh tác động đến vết nhổ răng khôn. 

Mỗi buổi sáng hãy sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng. Đồng thời uống nhiều nước ấm để giữ răng miệng ẩm và phòng tránh tình trạng viêm nhiễm ổ răng.

Hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm đau, chống viêm sưng
Hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm đau, chống viêm sưng

Một số cách cải thiện tình trạng nhổ răng khôn sưng má

Chườm đá: Mới nhổ răng khôn xong, bạn có thể dùng đá lạnh chườm má để giảm đau, giảm viêm sưng. Hãy lấy khoảng 2 đến 3 viên đá rồi bọc bằng khăn mềm sau đó chườm nhẹ lên vùng má ngoài phía bên nhổ răng. Thực hiện  khoảng 10-15 phút và nhiều lần trong ngày cho đến khi cảm thấy thoải mái.

Chườm nóng: Để cải thiện tình trạng sưng má, bạn còn có thể kết hợp với chườm nóng. Tuy nhiên, bạn chỉ áp dụng cách này kể từ ngày thứ 2 sau khi nhổ răng khôn. Hơi nóng sẽ làm tan máu tụ, kích thích lưu thông từ đó giảm sưng mặt và xoa dịu cơn đau hiệu quả. Các bạn hãy sử dụng khăn mềm, sạch nhúng vào nước sôi 70-80 độ C rồi vắt khô và chườm lên vùng má bị sưng, đau.

Uống thuốc theo đơn: Nếu bác sĩ có kê đơn thuốc thì bạn nên uống theo chỉ dẫn để giảm đau, sưng đồng thời giúp vết thương ở ổ răng mau lành, tránh bị biến chứng xấu xảy ra.

Chế độ ăn uống hợp lý: Sau khi nhổ răng khôn tốt nhất nên ăn các thực phẩm mềm lỏng như cháo, súp, nước hầm, sinh tố,… để tránh tác động đến vết thương đang bị sưng.

Trên đây là tất tần tật chia sẻ về việc nhổ răng khôn bị sưng má cho các bạn tham khảo. Đặc biệt, để đảm bảo nhổ răng khôn không đau, không sưng má các bạn hãy đến với Nha Khoa Platinum của chúng tôi. Đảm bảo bạn sẽ nhận được trải nghiệm dịch vụ chất lượng, chuyên nghiệp.

Đánh giá