Ngày nay, khi gặp phải tình trạng răng bị sâu và nứt vỡ đã có rất nhiều người tìm tới phương pháp trám răng sâu. Đây là một phương pháp trị liệu hết sức an toàn, không gây đau đớn giúp người bị sâu răng có thể lấy lại sự tự tin một cách nhanh chóng và tăng cường sự bảo vệ cho răng của họ. Mời các bạn cùng tìm hiểu kĩ hơn về phương pháp này với chúng tôi nhé!
Nội dung bài viết
Quy trình trám răng sâu
Quy trình trám răng cơ bản sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Khám răng và tư vấn
Trước khi thực hiện phương pháp trị liệu thì các bạn cần phải khám lại răng trước đã, việc này sẽ giúp cho bác sĩ nhận biết được tình trạng răng và tư vấn cho bạn biết nên trám răng sâu như thế nào cho hiệu quả.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Trước khi tiến hành trám răng chúng ta không thể bỏ qua bước vệ sinh răng miệng. Việc vệ sinh răng miệng sẽ giúp cho các bạn tránh được tình trạng viêm nhiễm không cần thiết.
Bước 3: Tiến hành gây tê và tạo hình xoang trám
Trong những trường hợp các bạn bị đau răng nặng bác sĩ sẽ tiến hành gây tê. Còn việc tạo hình xoang trám là để chuẩn bị cho việc trám răng sâu được tốt hơn. Mỗi loại vật liệu hay kiểu trám răng khác nhau lại có kiểu xoang trám khác nhau.
Bước 4: Tiến hành trám răng sâu
Sau khi răng miệng của bạn đã được vệ sinh sạch sẽ và xoang răng đã được tạo thì bác sĩ sẽ tiến hành trám răng. Quy trình trám răng tiêu chuẩn như sau: xói mòn acid, tạo lớp dán, trám composite resin quang trùng hợp.
Chi phí trám răng bị sâu
Chi phí cần chi trả cho việc trám răng sâu cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm tới. Vì việc trám răng cần rất nhiều các loại vật liệu cũng như các hình thức khác nhau thế nên mức giá cũng rất đa dạng.
Bên cạnh đó, mức giá trám răng còn phụ thuộc vào chất lượng và nha khoa mà các bạn lựa chọn. Thông thường mức giá để trám răng sẽ rơi vào khoảng từ 100.000 đồng cho tới 3.000.000 đồng tùy phòng khám.
Những phương pháp trám răng sâu hiện nay
Hiện nay có 3 phương pháp trám răng bị sâu phổ biến đang được sử dụng đó là: trám bít lại hố rãnh răng bị sâu, trám răng sâu thẩm mỹ composite, trám amalgam.
Đối với phương pháp trám bít lại hố rãnh răng bị sâu: đây là phương pháp được sử dụng cho trường hợp răng có khả năng bị sâu nhưng chưa hình thành lỗ to, sâu. Phương pháp trám răng này có hiệu quả rõ rệt đối việc việc hạn chế sâu răng.
Phương pháp thứ hai là phương pháp trám composite: Phương pháp trám này sử dụng vật liệu trám có màu khá giống với răng thật nên đem lại tính thẩm mỹ cao, được sử dụng nhiều nhất.
Phương pháp trám răng sâu thứ ba là trám amalgam: Phương pháp trám này sử dụng vật liệu trám là amalgam màu đen. Đây là phương pháp trám phổ biến đời đầu nhưng hiện nay nó đã được thay thế dần bằng các phương pháp trám khác.
Một số kinh nghiệm trám răng khi bị sâu
Trám răng là việc làm vô cùng cần thiết để ngăn chặn tình trạng sâu răng phát triển và bảo vệ vùng răng của bạn. Ngày nay việc trám răng không còn khó khăn hay đắt đỏ như trước nữa, các bạn chỉ phải bỏ ra một khoản tiền nhỏ và một chút thời gian là đã có thể trám răng rồi.
Hơn nữa việc trám răng sâu không phải thực hiện mài cùi nên sẽ không bị đau hay ảnh hưởng tới cấu trúc vốn có của răng.
Việc vệ sinh răng miệng sau khi tiến hành trám răng cũng vô cùng quan trọng, nếu không vệ sinh răng cẩn thận thì rất có thể răng của bạn sẽ bị sâu nhanh chóng. Các bạn nên đánh răng đều đặn 2 lần một ngày và súc miệng sau khi ăn cơm.
Để tránh làm tổn thương phần răng bị trám thì tốt nhất các bạn nên dùng bàn chải có lớp cọ mềm hoặc chỉ nha khoa chuyên dụng để vệ sinh.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về việc trám răng sâu, mong rằng với những thông tin này các bạn sẽ có thêm hiểu biết về vấn đề trám răng cũng như cách xử lí răng bị sâu.
Mọi thắc mắc về các vấn đề liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 096 779 7799 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.