Răng Sứ Bị Mẻ Có Trám Được Không? Cách Phòng Tránh

Trám răng là một kỹ thuật nha khoa phổ biến, thường được sử dụng để phục hình những khiếm khuyết cho răng như răng sâu, răng mẻ, răng thưa. Tuy nhiên, một thắc mắc được nhiều người đặt ra là liệu răng sứ bị mẻ có trám được không? Bài viết sau đây của Platinum Dental sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên một cách chi tiết.

Răng sứ bị mẻ có trám được không?

Việc bọc răng sứ không chỉ giúp cải thiện chức năng nhai mà còn nâng cao thẩm mỹ cho hàm răng một cách an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không thể tránh khỏi tình trạng răng sứ bị mẻ, nứt, vỡ,…

Răng sứ bị mẻ có trám được không

Thông thường, khi răng thật bị vỡ thì trám răng được xem là phương án đơn giản nhất để khắc phục. Tùy thuộc vào tình trạng và vị trí của răng mà các vật liệu như Composite, Amalgam,… sẽ được sử dụng để tra trám.

Vậy liệu răng sứ bị mẻ có trám được không? Theo các bác sĩ nha khoa, một khi răng sứ trong miệng đã bị mẻ vỡ thì không thể tra trám lại được vì vật liệu tra trám không thể kết nối bền chắc với răng sứ. Ngoài ra, do răng sứ được tạo ra từ khối sứ riêng biệt nên không thể tra trám thêm chất liệu sứ khác vào được.

Có thể bạn quan tâm: Các dấu Hiệu Răng Sứ Bị Hở Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất

Răng sứ bị mẻ phải làm sao?

Răng sứ bị mẻ phải làm sao? Bởi vì không thể trám lại khi răng sứ bị mẻ nên bạn cần phải bọc lại răng sứ mới. Bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ răng sứ cũ rồi thay thế bằng răng sứ mới. Trong trường hợp vết mẻ nhỏ, không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì bác sĩ có thể mài láng, đánh bóng chỗ mẻ và bạn không cần phải bọc lại răng sứ.

Cấu trúc của răng sứ bao gồm một lớp sườn bên trong và được phủ bên ngoài bởi một lớp sứ. Lớp sứ này có độ bền khá cao do đã trải qua môi trường chân không có áp suất lớn và nhiệt độ cao. Tuy nhiên, mặc dù răng sứ bền nhưng khi gặp tác động lực mạnh thì vẫn có thể bị mẻ, vỡ,…

Do đó, khi ăn nhai thức ăn quá cứng hoặc bị chấn thương do tai nạn, răng sứ có thể bị mẻ, vỡ, nứt,… Phương án duy nhất để khắc phục tình trạng này là tháo răng sứ đã bị mẻ ra và bọc lại bằng răng sứ mới. Chỉ có như vậy thì răng mới có thể khôi phục lại hình dáng và chức năng ăn nhai như ban đầu.

Răng sứ bị mẻ phải làm sao

Khi răng sứ bị mẻ, nứt và có nguy cơ vỡ thì bạn nên kiểm tra xem có mảnh vỡ nào quanh răng sứ không và loại bỏ chúng (nếu có) để tránh nuốt phải các mảnh răng sứ. Sau đó, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn và xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Xem thêm: Bọc Răng Sứ Có Tốt Không? Có Nên Bọc Răng Sứ?

Cách phòng tránh răng sứ bị mẻ

Răng sứ có thể bị mẻ, vỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do việc ăn nhai các thực phẩm quá cứng. Để tránh tình trạng này, bạn cần hạn chế nhai những thức ăn cứng như xương, vỏ hải sản, nước đá,…

Cách phòng tránh răng sứ bị mẻ

Hành vi nghiến răng khi ngủ cũng là một trong các nguyên nhân làm cho răng sứ mất hình dáng ban đầu. Vì vậy, bạn có thể đeo máng chống nghiến răng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.

Ngoài ra, nếu bạn không chăm sóc răng sứ đúng cách thì chúng có thể bị mòn và dẫn đến việc nứt vỡ. Do đó, bạn nên chải răng từ trên xuống dưới và không chải ngang để tránh việc bị mòn cổ chân răng. Ngoài ra, hãy sử dụng bàn chải lông mềm để không làm tổn thương răng sứ.

Các trường hợp trên có thể được dự đoán trước và phòng ngừa. Tuy nhiên, nếu có tai nạn bất ngờ thì không ai có thể tránh khỏi. Để giảm thiểu nguy cơ nứt, vỡ do tai nạn, bạn cần thực hiện bọc răng sứ tại cơ sở nha khoa uy tín và lựa chọn loại răng sứ tốt nhất có thể.

logo

HÃY ĐỂ "CHUYÊN GIA" GIẢI ĐÁP MỌI THẮC MẮC CỦA BẠN VỀ PLATINUM DENTAL

Tư vấn Hoàn toàn Miễn phí - Giải đáp tức thì Hỗ trợ Tận tâm Chính xác






    Như vậy, thắc mắc răng sứ bị mẻ có trám được không đã được Platinum Dental giải đáp trong bài viết trên đây. Nếu không may bị mẻ răng sứ thì hãy đến ngay với Platinum Dental để được kiểm tra và khắc phục nhanh chóng nhất nhé.

    Tham khảo:

    Mặt Dán Sứ Veneer Là Gì? Quy Trình Dán Sứ Veneer Tại Platinum Dental

    Tháo Răng Sứ Có Đau Không? Trường Hợp Nào Nên Tháo Răng Sứ

    Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

    Đánh giá