Răng không sâu nhưng bị đau là dấu hiệu gì? Cách xử lý

 Các vấn đề răng miệng là vấn đề cần được đặc biệt chú ý để có thể giúp ngăn chặn kịp thời các tình trạng viêm nhiễm, sâu răng,… Tuy nhiên không ít các bệnh nhân cho biết họ đã gặp phải tình trạng răng không sâu nhưng bị đau. Đây cũng là vấn đề chung mà nhiều người gặp phải vì vậy chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu răng không sâu nhưng bị đau là dấu hiệu gì? Cách xử lý như thế nào là cho hiệu quả ? 

 

Đau răng nhưng không sâu cảnh báo bệnh gì? 

Răng không sâu nhưng đau đớn và có cảm giác khó chịu cũng là dấu hiệu có những bệnh lý sau đây: 

Các bệnh lý về răng miệng

Các bệnh lý về răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu, áp xe xương ổ răng cũng là nguyên nhân gây đau nhức răng. Khi gặp phải các bệnh lý này,  vi khuẩn tấn công nướu gây sưng đau, chảy máu chân răng, chảy mủ…. hoặc có thể gây sưng má hoặc đau buốt khắp vùng đầu của người bệnh. 

Mọc răng khôn 

Nếu vị trí đau ở cuối cung hàm, răng không sâu nhưng cảm thấy đau đớn, sưng tấy nướu có thể là dấu hiệu của mọc răng khôn. Khi cung hàm đã phát triển hoàn thiện,  răng khôn mọc gây chèn ép nướu và những chiếc răng xung quanh sẽ dẫn đến sưng đau. Trong những trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch cơn đau nhức có thể sẽ tăng lên gấp đôi. 

Mọc răng khôn và các bệnh lý về răng miệng là nguyên nhân hàng đầu khiến răng không sâu nhưng đau 
Mọc răng khôn và các bệnh lý về răng miệng là nguyên nhân hàng đầu khiến răng không sâu nhưng đau

Cơ thể bị thiếu chất 

Cơ thể thiếu các vitamin và khoáng chất là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây đau răng. Đặc biệt là khi thiếu canxi- hợp chất có tác dụng giúp cho răng chắc khỏe, men răng yếu, dễ bị ăn mòn.Vì vậy, những sinh hoạt ăn nhai bình thường cũng có thể gây ra những cơn đau răng khó chịu. 

Cơ thể thiếu dinh dưỡng đặc biệt là canxi dễ khiến răng bị đau và khả năng ăn nhai kém
Cơ thể thiếu dinh dưỡng đặc biệt là canxi dễ khiến răng bị đau và khả năng ăn nhai kém

Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

Ở cơ thể nữ giới khi bước vào những giai đoạn có sự thay đổi lớn về hormone trong cơ thể cũng có thể gây ra những cơn đau âm ỉ. Đây là vấn đề thường găp ở tuổi dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. 

Viêm xoang hàm 

Xoang hàm nằm ngay chân răng của hàm trên, nên khi cơ quan này bị viêm nhiễm cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chân răng, gây nhiễm khuẩn cuống răng, thậm chí có khả năng gây mất răng. 

Những chấn thương và chứng bệnh viêm xoang hàm cũng có thể khiến chân răng bị nhiễm khuẩn , sưng đau dù không bị sâu 
Những chấn thương và chứng bệnh viêm xoang hàm cũng có thể khiến chân răng bị nhiễm khuẩn , sưng đau dù không bị sâu

Chấn thương 

Những chấn thương cũng có thể khiến răng không sâu nhưng bị đau.Những chấn thương có thể do vùng hàm hoặc răng bị chấn thương, tùy tình trạng bị thương nặng hay nhẹ mà các cơn đau sẽ kéo dài hay nhanh hay chậm. 

Phải làm gì khi bị đau răng nhưng không sâu 

Sử dụng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau thường được kê đơn sử dụng khi gặp phải tình trạng răng không sâu nhưng đau: 

  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Các loại thuốc này có tác dụng làm dịu những cơn đau nhức răng và hạ nhiệt cho cơ thể và được sử dụng phổ biến nhất là chính là Paracetamol. 
Thuốc giảm đau là loại thuốc có công dụng giảm đau răng rõ rệt đồng thời giúp hạ nhiệt cho cơ thể 
Thuốc giảm đau là loại thuốc có công dụng giảm đau răng rõ rệt đồng thời giúp hạ nhiệt cho cơ thể
  • Thuốc chống viêm không steroid: Nhóm thuốc tây y này có tác dụng kháng viêm, giảm đau răng hiệu quả như: Ibuprofen, Diclofenac, Aspirin…

Cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể

Bạn nên xây dựng một thực đơn cung cấp đủ cho cơ thể đa dạng các nhóm chất đặc biệt là chất xơ, vitamin và khoáng chất. Dù có đang mắc bệnh sâu răng hay không, bạn vẫn nên kiêng các loại thức ăn giàu đường, hạn chế sử dụng bánh kẹo, nước ngọt, rượu bia,… 

Thăm khám tại các cơ sở nha khoa 

Nếu gặp phải tình trạng răng không sâu nhưng đau, cách đơn giản nhất để biết chính xác nguyên nhân chính là đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa. Tại đây, bạn có thể được các nha sĩ chuẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. 

Nha khoa Platinum tự hào là cơ sở nha khoa được nhiều khách hàng ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn nơi chăm sóc sức khỏe răng miệng 
Nha khoa Platinum tự hào là cơ sở nha khoa được nhiều khách hàng ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn nơi chăm sóc sức khỏe răng miệng

Hiện nay có rất nhiều cơ sở nha khoa, tuy nhiên bạn cần chọn địa chỉ uy tín với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm để có thể yên tâm điều trị và chăm sóc sức khỏe răng miệng. 

Một số lưu ý chăm sóc răng miệng ngăn ngừa sâu răng

 

Bên cạnh việc điều trị thì việc chăm sóc và phòng ngừa chứng sâu răng cũng là điều cần được lưu ý. Bạn cần ghi nhớ một số điều sau đây để đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn được tốt hơn: 

  • Chải răng và chăm sóc răng miệng đúng cách, đánh răng ít nhất ngày 2 lần. Bạn không nên chải răng quá thường xuyên trong ngày vì dễ làm mòn men răng khiến răng yếu hơn. 
Để ngăn ngừa sâu răng, bạn cần có chế độ chải răng và chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách 
Để ngăn ngừa sâu răng, bạn cần có chế độ chải răng và chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng các
  • Hạn chế hút thuốc, sử dụng trà, cà phê và các thức ăn đậm màu gây hại cho răng. 
  • Không ăn nhiều các thức ăn giàu đường, đồ chua, tinh bột,…
  • Khám răng định kỳ 2 lần/năm để phát hiện sớm các vấn đề bất thường ở răng miệng.
5/5 - (1 bình chọn)