Cái răng cái tóc là gốc con người, tuy nhiên không phải ai khi sinh ra đều đã có thể sở hữu một nụ cười đẹp với những chiếc răng hoàn hảo. Hiện nay rất nhiều người gặp phải tình trạng hàm hô, hàm móm hoặc nhấp nhô không đồng đều.
Đặc biệt là răng hô đem đến nhiều bất tiện và kém duyên nên nhiều người đã tìm đến nhiều biện pháp cải thiện. Vậy răng hô nặng là tình trạng như thế nào ? Ảnh hưởng và cách điều trị như thế nào ? Cùng Platinum Dental tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
Nội dung bài viết
Răng hô nặng là gì?
Răng hô nói chung là tình trạng hàm trên và hàm dưới khi căn chặt thì sẽ bị lệch, không khớp với nhau. Thông thường hàm trên sẽ bị chìa ra ngoài so với vị trí khớp cắn chuẩn. Răng hô rất dễ nhận biết bằng cách quan sát thông thường, đối với những trường hợp hô nặng, bạn có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau:
- Khi nhìn khuôn mặt theo góc nghiêng, bạn sẽ thấy hàm răng nhô ra phía ngoài khá nhiều, răng mọc theo hướng nghiêng.
- Thông thường các bác sĩ khi thăm khám sẽ dùng phương pháp chụp hình để xem chính xác các vị trí răng.Trường hợp răng hô quá nặng thì rất dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường, không cần tới hình ảnh trên phim chụp.
- Một số trường hợp hô nặng, không chỉ có hàm răng mà cả phần môi trên cũng sẽ nhô hẳn ra ngoài hoặc răng chìa ra khỏi môi.
Nguyên nhân gây răng hô nặng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng hô nặng. Trong đó, có thể kể đến là sự không đồng đều của khớp cắn, có thể do di truyền hoặc do sự phát triển không bình thường của răng và xương hàm. Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng này là do những thói quen không tốt từ khi còn nhỏ, chẳng hạn như mút tay, đẩy lưỡi hay ngậm ti giả.
Dấu hiệu răng bị hô nặng
Nhận biết tình trạng răng hô nặng dễ dàng bằng mắt thường. Thường thì, người bị răng hô nặng sẽ có xương hàm phía trên nhô ra nhiều hơn hàm dưới và môi phía trên sẽ nhô chéo về phía trước, tạo nên hình dáng hàm răng không đều.
Tuy nhiên, mức độ nặng của răng hô có thể khác nhau và cần được nha sĩ đánh giá. Nếu không được điều trị kịp thời, răng hô nặng có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng như khó vệ sinh, làm hỏng cấu trúc răng và gây đau khi nhai.
May mắn, hiện nay có nhiều phương pháp chữa trị răng hô nặng, bao gồm cả các phương pháp nha khoa và chăm sóc răng miệng cho trẻ em để ngăn ngừa răng hô. Quan trọng là nhận biết và điều trị kịp thời để giảm thiểu tác hại cho răng miệng và sức khỏe tổng thể.
Ảnh hưởng của răng hô nặng hiện nay
Một hàm răng đều, đẹp mới có thể giúp bạn mang lại sự tự tin và một nụ cười tỏa sáng. Dù là răng hô nhẹ hay răng hô nặng thì diện mạo khuôn mặt và cả sức khoẻ người bệnh cũng bị ảnh hưởng khá nhiều:
- Mất tự tin trong giao tiếp: Người bệnh sẽ cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp. Bạn sẽ không thể cười một cách tự nhiên, thoải mái. Bên cạnh đó mọi sinh hoạt, công việc hàng ngày cũng sẽ gặp rất nhiều cản trở, bất tiện.
- Gặp nhiều cản trở về tâm lý: Khi gặp phải tình trạn răng và hàm chìa ra ngoài quá nhiều thì bệnh nhân có thể sẽ gặp phải nhiều lời trêu chọc, bàn tán kém duyên từ những người không hiểu chuyện. Một số bệnh nhân đã vì gặp phải nhiều lời chê bai mà cảm thấy rụt rè, e ngại thậm chí là mắc các bệnh tâm lý.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Với trường hợp hô răng nặng còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý khác như: viêm nha chu, viêm nướu, tụt lợi, đau dạ dày, trào ngược,… và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Gợi ý bài viết cùng chủ đề: Bị hô nhẹ có nên niềng răng không?
Các biện pháp khắc phục tình trạng răng hô nặng
Hiện nay, nhằm giúp đỡ nhiều bệnh nhân có răng hô nặng lấy lại sự tự tin, nhiều nghiên cứu đã ra đời ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để cải thiện tình trạng răng hô này. Có ba giải pháp khắc phục tình trạng hô răng nặng được đánh giá cao nhất hiện nay: niềng răng, bọc răng sứ và phẫu thuật hàm.
Niềng răng
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng nhất hiện nay. Niềng răng không chỉ giúp cải thiện tình trạng răng hô mà còn có thể cải thiện nhiều vấn đề khác của răng, hàm. Tuy nhiên, phương pháp này được đánh giá đem hiệu quả cao với trường hợp răng bị vẩu nặng do bản thân răng, không đến từ nguyên nhân xương hàm.
Thời gian niềng răng hô nặng sẽ rơi vào khoảng trung bình từ 2 – 3 năm thậm chí dài hơn nếu tình trạng vẩu phức tạp hoặc gặp nhiều biến cố làm gián đoạn siết chỉnh răng.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp giúp điều trị các bệnh lý về như sâu răng, viêm tủy răng và cải thiện được tình trạng răng hô nặng. Nếu bạn có gặp các vấn đề bệnh lý răng miệng kèm theo như tình trạng sâu răng, sâu tủy răng, viêm chân răng,… thì nên bọc răng sứ kết hợp với niềng răng.
Phẫu thuật xương hàm
Phẫu thuật xương hàm là biện pháp can thiệp bắt buộc đối với những người bị hô nặng. Phương pháp này thực hiện khi bệnh nhân bị hô nặng do cấu trúc xương hàm và muốn cải thiện hoàn toàn vấn đề này. Những bệnh nhân được áp dụng phương pháp này thường phải là những bệnh nhân trên 18 tuổi và có sức khỏe ổn định.
Mài răng
Mài răng là một phương pháp được dùng để cải thiện tình trạng răng hô nặng. Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nha khoa để làm giảm độ dày của răng và cải thiện tình trạng hô. Tuy nhiên, kỹ thuật này có thể gây đau răng và làm giảm khả năng ăn nhai. Theo nguyên tắc, bác sĩ chỉ được mài răng không quá 2mm. Trong một số trường hợp, nếu bác sĩ không tay nghề, việc mài răng quá sâu có thể làm tổn thương lớp ngà và tủy răng bên trong.
Lưu ý khi điều trị răng hô nặng
Khi điều trị răng hô nặng bạn cần lựa chọn một địa chỉ uy tín, đáng tin cậy và đảm bảo được chất lượng, tay nghề bác sĩ để đem lại kết quả tốt nhất.
Những phương pháp cải thiện răng hô nặng đều cần có quá trình điều trị lâu dài, đặc biệt là đối với phương pháp niềng răng, bạn cần có sự kiên nhẫn và đảm bảo theo đúng liệu trình điều trị.
Đối với việc điều trị răng hô nặng cho trẻ em, bạn cần lựa chọn được những thời điểm vàng khi trẻ vào độ tuổi từ 9 đến 14 tuổi. Trong độ tuổi này, việc điều chỉnh răng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn và rút ngắn thời gian điều trị.