Thực tế, không ít người gặp phải tình trạng răng bọc sứ bị đau nhức kéo dài nhiều ngày, gây khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết này, Platinum Dental sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này kịp thời để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.
Nội dung bài viết
- 1 Nguyên nhân răng bọc sứ bị đau?
- 1.1 Nướu chưa kịp thích nghi
- 1.2 Răng yếu
- 1.3 Bị lệch khớp cắn
- 1.4 Bác sĩ mài răng quá nhiều, lắp răng không chuẩn
- 1.5 Chưa điều trị triệt để viêm tủy răng
- 1.6 Mắc các bệnh lý răng miệng
- 1.7 Vật liệu làm răng sứ không đạt chuẩn
- 1.8 Keo nha khoa bị rò rỉ
- 1.9 Thói quen sinh hoạt không tốt
- 1.10 Chế độ ăn uống không phù hợp
- 2 Sau khi bọc răng sứ bị đau nhức, ê buốt thì nên làm gì?
- 3 Lưu ý giúp giảm đau sau khi bọc răng sứ
Nguyên nhân răng bọc sứ bị đau?
Việc cảm thấy ê buốt, đau nhức sau khi bọc răng sứ là điều phổ biến và không cần quá lo lắng. Thường thì tình trạng này sẽ giảm dần trong vòng 3 – 5 ngày đầu tiên. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là mỗi khi khi ăn uống, bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra kỹ hơn.
Nướu chưa kịp thích nghi
Khi bác sĩ đặt mão sứ lên cùi răng thật, nướu có thể trở nên nhạy cảm hơn và gây đau nhức vì chưa kịp thích nghi với môi trường mới của răng miệng.
Răng yếu
Trước khi bọc răng sứ, bệnh nhân sẽ được kiểm tra tình trạng tổng quát của răng miệng. Điều này giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề về răng và nướu có thể gặp phải. Nếu răng không đủ khỏe, sau khi bọc răng sứ có thể gây đau nhức và nhức răng.
Bị lệch khớp cắn
Nguyên nhân gây đau nhức răng cũng có thể là do khớp cắn bị lệch trong quá trình thực hiện bọc răng sứ. Thao tác nắn chỉnh khớp cắn không đúng kỹ thuật, răng sứ có thể bị lệch so với răng đối diện hoặc cao hơn bình thường. Điều này gây áp lực lên răng sứ khi ăn nhai, dẫn đến cảm giác vướng víu, cộm và đau khớp thái dương hàm.
Bác sĩ mài răng quá nhiều, lắp răng không chuẩn
Nếu bác sĩ mài răng không đúng tỷ lệ hoặc không chuẩn xác thì lớp men răng bên ngoài có thể bị mất, làm ngà răng lộ ra. Điều này khiến cho răng trở nên nhạy cảm, dễ bị đau nhức và ê buốt, đặc biệt là khi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Ngoài ra, việc đau nướu sau khi bọc răng sứ có thể do răng sứ được chế tác không chuẩn, dẫn đến việc gắn không khít với nướu. Điều này dễ khiến cặn thức ăn mắc kẹt, gây viêm nhiễm và sưng đau kéo dài.
Chưa điều trị triệt để viêm tủy răng
Nếu viêm tủy răng không được phát hiện và điều trị kịp thời trước khi bọc răng sứ, có thể gây hoại tử răng, ảnh hưởng đến dây thần kinh, gây đau sưng kéo dài và thậm chí dẫn đến việc phải nhổ răng.
Mắc các bệnh lý răng miệng
Nguyên nhân khiến răng bọc sứ bị đau còn có thể xuất phát từ các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Nếu các bệnh lý này không được điều trị triệt để trước khi bọc sứ thì vi khuẩn có thể tấn công vào tủy răng, gây viêm tủy và nghiêm trọng hơn là áp xe răng, dẫn đến hỏng răng.
Viêm nha chu có thể khiến nướu tụt khỏi chân răng, làm cho răng không còn được giữ chắc trên cung hàm. Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị sớm, răng sứ có thể bị giảm tuổi thọ hoặc thậm chí là mất răng thật.
Vật liệu làm răng sứ không đạt chuẩn
Nếu răng sứ được làm từ vật liệu kém chất lượng và không rõ nguồn gốc thì sẽ không đảm bảo khả năng dẫn nhiệt. Điều này có thể khiến cùi răng thật bị đau nhức và ê buốt khi ăn thực phẩm nóng hoặc lạnh.
Keo nha khoa bị rò rỉ
Nếu bọc sứ thẩm mỹ tại các cơ sở nha khoa không đủ uy tín và thiếu trang thiết bị hiện đại thì keo nha khoa có thể bị lỏng và rò rỉ. Điều này làm răng dễ bị ê buốt và thậm chí là răng sứ có thể bị rơi ra ngoài.
Thói quen sinh hoạt không tốt
Thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ tạo áp lực mạnh và liên tục lên răng sứ, khiến chúng phải chịu lực lớn. Do đó, bệnh nhân thường cảm thấy răng đau và ê buốt mỗi khi thức dậy.
Chế độ ăn uống không phù hợp
Sau khi bọc răng sứ, cảm giác đau khi nhai có thể phát sinh do ăn đồ quá dai hoặc quá cứng. Bên cạnh đó, nếu không chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sau khi ăn, vi khuẩn có thể phát triển và tấn công vào răng sứ, gây ra tình trạng ê buốt, đau nhức.
Có thể bạn quan tâm: Bọc Răng Sứ Có Đau Không? Cách Hạn Chế Đau Khi Bọc Răng Sứ
Sau khi bọc răng sứ bị đau nhức, ê buốt thì nên làm gì?
Vậy răng bọc sứ bị đau phải làm sao? Tình trạng đau nhức, ê buốt sau khi bọc sứ có thể khắc phục bằng nhiều phương pháp khác nhau tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trong thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bệnh nhân cần đến gặp trực tiếp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị nhanh chóng. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để giảm tình trạng đau nhức, ê buốt khi bọc răng sứ:
Súc miệng bằng nước muối
Khi răng sau khi bọc sứ có dấu hiệu đau nhức, bệnh nhân có thể pha 2 thìa muối tinh vào nước ấm, khuấy đều cho tan hết rồi dùng để súc miệng như bình thường. Biện pháp này giúp tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ chất nhờn bám xung quanh răng sứ, nhờ đó giảm cơn đau nhức một cách đáng kể.
Ngoài ra, có nên súc miệng bằng nước muối sau khi bọc răng sứ không?
Chườm đá lạnh
Ngay sau khi bọc răng sứ, người bệnh có thể thực hiện chườm đá lạnh để giảm đau tạm thời. Đầu tiên, bệnh nhân có thể đặt đá vào một khăn mặt mềm hoặc túi chườm, sau đó áp lên bên ngoài má tại khu vực gần răng bị đau.
Sử dụng thuốc giảm đau
Để giảm đau sau khi bọc răng sứ, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như Ibuprofen, Acetaminophen,… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này chỉ nên được thực hiện sau khi được bác sĩ cho phép, tránh việc tự ý sử dụng khi cảm thấy đau vì có thể gây quá liều hoặc tạo ra sự phụ thuộc vào thuốc.
Dùng hàm bảo vệ
Nếu việc nghiến răng khi ngủ là nguyên nhân gây đau sau khi bọc răng sứ, người bệnh nên sử dụng hàm chống nghiến răng để ngăn các răng còn lại va chạm vào răng sứ và tránh tình trạng đau.
Điều trị nha khoa
Nếu cảm giác đau nhức là do khớp cắn bị lệch hoặc việc bọc sứ không đúng kỹ thuật thì người bệnh cần đến nha khoa để điều trị. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể tháo răng sứ ra để điều chỉnh lại vị trí. Nếu nguyên nhân gây đau là các bệnh lý răng miệng thì bệnh nhân cần phải điều trị triệt để trước khi tái lắp răng sứ.
Xem thêm: Tháo Răng Sứ Có Đau Không? Trường Hợp Nào Nên Tháo Răng Sứ
Lưu ý giúp giảm đau sau khi bọc răng sứ
Sau khi bọc răng sứ, bệnh nhân sẽ nhận được bác sĩ hướng dẫn về cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng cũng như chế độ ăn uống hàng ngày. Dưới đây là một số điều bệnh nhân cần lưu ý sau khi bọc răng sứ:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, thao tác nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám trên răng và ngăn ngừa vấn đề về răng miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng.
- Tránh ăn các loại đồ ăn nóng, lạnh, cứng, dai hoặc chứa nhiều acid trong giai đoạn đầu sau khi bọc răng sứ. Thay vào đó, ưu tiên thức ăn mềm, nấu nhừ và để nguội trước khi ăn.
- Thực hiện cạo vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để đảm bảo vôi răng và mảng bám không tác động xấu đến răng sứ.
Bài viết trên đây của Platinum Dental đã chia sẻ đến bạn nguyên nhân và biện pháp khắc phục việc răng bọc sứ bị đau. Hãy liên hệ với Platinum Dental khi có nhu cầu bọc răng sứ để hạn chế tối đa việc răng sứ bị đau sau khi bọc.
Tham khảo:
Dán Sứ Veneer Là Gì? Chi Phí Thực Hiện Là Bao Nhiêu?
Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Bọc Răng Sứ Lần 2 Được Thực Hiện Như Thế Nào? Có Đau Không?