Nuốt niềng răng vào bụng có nguy hiểm không? Xử lý như thế nào ?

Bạn đang trong thời gian niềng răng với mong muốn có hàm răng đều đặn và đẹp hơn? Bạn vô tình nuốt niềng răng vào bụng? Nha khoa Platinum xin chia sẻ tất tần tật các vấn đề xung quanh việc nuốt phải niềng răng, từ nguyên nhân cho đến cách xử lý hiệu quả nhất. Mời quý độc giả theo dõi nhé.

Tại sao có tình trạng nuốt niềng răng vào bụng?

Nguyên nhân khiến nhiều người nuốt niềng răng vào bụng phổ biến nhất như sau:

Ăn thức ăn cứng hoặc quá dai

Khi niềng răng, hầu như mọi người đều cần phải ăn uống kỹ càng và chú ý đến vấn đề nhai nuốt. Tuy nhiên, sau một gian đã quen với việc có mắc cài niềng răng trong khoang miệng, nhiều người sẽ quay về xu hướng ăn uống cũ của mình. Chính điều đó đã làm sút mắc dài, thức ăn quá dai sẽ vô tình làm bung mắc cài và có thể nuốt vào bụng.

Tại sao có tình trạng nuốt niềng răng vào bụng?
Nuốt niềng răng vào khoang bụng do vệ sinh không đúng cách

Đánh răng quá mạnh

Mắc cài gắn trên răng nhờ keo y khoa, tuy mắc cài rời khỏi khung răng là không dễ nhưng việc tác động vật lý vào răng như đánh răng quá mạnh hàng ngày cũng sẽ làm cho mắc cài dần lung lay, rớt ra và nuốt vào bụng là chuyện khó tránh khỏi.

Mắc cài gắn vào răng không chắc chắn

Phẫu thuật niềng răng đòi hỏi một trình độ chuyên môn và kinh nghiệm từ đội ngũ nha sĩ. Cho nên, nếu chọn nơi niềng răng không uy tín, sử dụng mắc cài niềng răng kém chất lượng thì dần dần theo thời gian sẽ rời bỏ răng, và việc nhai nuốt có thể vô tình khiến người bệnh nuốt luôn nó vào bụng.

Nuốt niềng răng vào bụng có nguy hiểm không?

Mắc cài làm từ hợp kim không gỉ như titanium, niken,.. cho nên nếu lỡ nuốt niềng răng vào bụng thì chắc chắn sẽ không tiêu hoa được. Điều đó sẽ tạo nên những nguy hiểm cho người bệnh như:

Gây viêm nhiễm

Quá trình trôi cùng thức ăn, mắc cài niềng răng có thể va quẹt vào thành cổ họng gây xước, rách bên trong. Khi cổ họng bị rách, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và gây ra tình trạng viêm nhiễm. 

Đau dạ dày

Mắc cài nằm trong ổ bụng sẽ khiến việc tiêu hóa gặp trở ngại. Do bao tử không thể tiêu hóa được mắc cài nên nó vẫn nằm trong khoang bụng, lâu dài gây đau dạ dày.

Nuốt niềng răng vào bụng có nguy hiểm không?
Nuốt niềng răng, mắc cài có gây nguy hiểm?

Tổn thương ruột

Nuốt niềng răng vào bụng sẽ dẫn đến tổn thương ruột khi nó xáo trộn trong khoang bụng cùng với thức ăn bởi đây là vật liệu vô cùng cứng và sắc.

Ảnh hưởng tiến độ niềng răng

Việc mắc cài nuột vào ổ bụng mà không phát hiện sớm thì không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn sẽ ảnh hưởng tiến độ niềng răng. Bung sút mắc cài gây dẫn đến việc phải kéo dài thời gian niềng răng lâu hơn.

Hướng dẫn xử lý khi nuốt niềng răng vào bụng

Nha Khoa Platinum hiểu rằng thật khó mà không lo lắng khi gặp trường hợp nuốt niềng răng vào bụng và bạn trở nên bối rối không biết giải quyết như thế nào. Vì thế, hãy bình tĩnh và làm theo các bước xử lý dưới đây

Bước 1: Lấy lại tinh thần 

Bạn không thể nào nghĩ ra hướng giải quyết nếu như quá lo lắng. Vậy nên hãy bình tĩnh và lấy lại tinh thần để thực hiện các bước tiếp theo

Bước 2: Kiểm tra lại tổng thể niềng răng 

Sau khi chắc chắn rằng bạn đã nuốt phải niềng răng, bạn hãy kiểm tra lại tổng thể niềng răng còn lại. Từ đó, bạn có thể xác định được mình đã nuốt bộ phận nào của niềng răng

Bước 3: Đến cơ sở y tế gần nhất để thực hiện lấy dị vật ra khỏi cơ thể

Để tránh gặp phải tất cả các nguy cơ khi lỡ nuốt niềng răng, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để tìm vị trí của niềng răng và tiến hành thủ thuật lấy dị vật ra khỏi cơ thể

Bước 4: Tái khám lại Nha Khoa

Để quá trình niềng răng tiếp tục diễn ra như bình thường, bạn hãy đến Nha khoa để tái khám và hàn gắn lại niềng răng của bạn

Làm thế nào phòng tránh việc bất cẩn nuốt phải mắc cài?

  • Không nhai hay ăn các loại thực phẩm cứng hay dẻo, quá dai, đồ ăn quá khô khan như các loại kẹo dẻo, cao su,,…vì chúng rất dễ làm rớt mất mắc cài dính keo trên bề mặt răng.
  • Không ăn các loại  thức ăn chứa Axit cao như cam, chanh,… 
  • Nhai chậm, nuốt kỹ trong các bữa ăn. Việc nhai kỹ giúp tiêu hóa tốt hơn, vừa giảm khả năng thức ăn làm bung rớt mắc cài.
  • Đánh răng đúng chế độ cho người niềng răng để bảo vệ mắc cài, giảm tác động và giữ cho mắc cài và hàm răng được vững chắc.

Cách hạn chế việc bung sút mắc cài khi đang niềng răng

Cẩn thận khi ăn uống

Mắc cài dễ dàng bị bung hoặc rớt khi gặp lực tác động mạnh lên răng, như ăn thực phẩm quá dai, quá cứng. Tránh xa thực phẩm khó ăn, cứng, cần nhai nhiều lực để bảo vệ cho hàm răng và các mắc cài dính keo trên răng.

Những thức ăn chứa Axit sẽ nhanh chóng mòn men răng và làm cho mắc cài bị ảnh hưởng. Vì thế, tuyệt đối không nhai các loại thức ăn như cam, khế… thay vào đó bạn có thể xay hoặc vắt nước để uống.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Đánh răng lực quá mạnh hay dùng hỉ nha khoa sai cách cũng là nguyên nhân làm cho mắc cài bung khỏi bề mặt răng. Vì vậy, cần đánh răng và chăm sóc răng miệng đúng cách, đúng chế độ dành cho người niêng răng.

Cách hạn chế việc bung sút mắc cài khi đang niềng răng
Cần chú ý chăm sóc răng đúng cách khi niềng răng

Lựa chọn nha khoa uy tín

Kỹ thuật gắn mắc cài không tốt hay công cụ mắc cài kém chất lượng cũng là nguyên nhân khiến cho mắc cài không dính chắc lên bề mặt răng, dễ dàng bung ra khi bạn ăn nhai.

Nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo yên tâm khi niềng răng để vừa có hàm răng đều đẹp vừa đảm bảo sức khỏe nhé.

Quý khách cần tư vấn dịch vụ niềng răng hoặc chăm sóc răng miệng đừng quên gọi cho nha khoa Platinum để được hỗ trợ tư vấn nhé.

Nha Khoa Platinum ( Platinum Dental Group)

Điện thoại: (+84) 28 3920 9969

Email: info@NhakhoaPlatinum.com

Địa chỉ: Số 127 đường Nguyễn Cư Trinh, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.

Đánh giá